khẩu khuyết luyện đạo anh nhi

ANH NHI    THÁNH THAI   CON ĐỎ  
HỒNG HÀI NHI  hay  NGƯU MA VƯƠNG
cùng
TẾ THIÊN ĐẠI THÁNH
chiết KHẢM điền LY để KHẢM thành KHÔN và LY thành CÀN đồng thể với Trời.



   
Xác phàm có 7 luân-xa
Cướp Hư-Vô chi Khí Nhâm giáng + qua Trường Cường
Người đời đi xuống là thường,
Thuận chuyển sanh đẻ vào đường trần gian.
Nghịch chuyển nhờ Ngưu-Ma-Vương,
Bốn bánh bằng lửa lên đường Nê Cung,
Mạng Môn Tể Thiên giúp cùng,
Thiết Bảng moi KHẢM chở cùng lên trên.
Đưòng Minh Hoàng quá giang ngồi bên, (lúc Tề + Ngưu chưa lên bưới lên quạ đen đi quá chậm)
Chị Hằng chớ đón đắp mền chờ lâu.
Tề + Ngưu đánh Phật mở đầu,
Thiên Cung trận giặc Phật cầu Quan Âm,
Kim cô lục tự tịnh thâm,
Âm Dương giao cấu Trời rầm mưa rơi. (Đường Minh Hoàng động phòng với chị Hằng Nga)
Hào Dương của KHẢM nuốt rồi,
Ghép vô LY đủ ba Ngôi CÀN đầy.
KHẢM mất Hào, KHÔN hiện bày,
Thánh Thai => Phật Tử từ đây có rồi.
Phật Tử thành Kim Thân nhờ nuôi,
Đến ngày qui liễu lên trời Nirwana.

                                    Hà Phước Thảo, người tu dốt làm thơ giúp vui,

Những danh từ trong bửu pháp luyện  Yoga từ Ấn-độ, thiền định Văn Hỏa và Võ Hỏa từ chánh pháp của Đức Phật Thích Ca trong thời gian đầu, cách luyện Tiên Đạo trong Đạo Giáo tại Trung Hoa từ đời Lạc Hồng do Nhị Tổ của Nhơn Loại là Đức Lạc Long Quân và Bà Âu Cơ đã tu luyện và có vẽ sơ đồ Đại Thiên Thế Giới và Tiểu Thiên Địa thành Tiên Thiên Bát Quái và Hậu Thiên Bát Quái để tu luyện thành Tiên và sau cùng là bửu pháp của Đức Bồ Đề Đạt Ma từ Ấn Độ mang qua Trung Quốc và các minh sư đã viết Tiên-Phật-Hiệp-Tông, Tây Du Ký, Thất Chơn Nhơn Quả và những sách dạy Tu Luyện, nhưng Khẩu Khuyết thì còn giữ bí mật nên qua thời gian bị thất truyền.
Đến khi Đạo Cao Đài được chính Đức Thượng Đế khai minh mở ra để ngài dạy nhơn loại tu cho kịp lúc Nguơn Cuối chấm dứt mà về chốn Bồng Lai Tiên Cảnh hay lên cõi nhàn. Sau đây là những từ ngữ khó hiểu, nhưng rất cần thiết cho chư vị tu luyện theo bửu pháp độc nhứt vô nhị là pháp Chiếu Minh Vô Vi Tam Thanh và rất bí truyền, không ai được chỉ cho người khác, nếu người muốn tu luyện chưa XIN KEO mà xin keo là cách để người chỉ kiểu được phép truyền pháp. Đức Thượng Đế cho keo là vì chính Đức Thượng Đế mói biết ai là Hoá Căn, ai là nguyên căn. Nguyên căn học bí pháp để luyện Kim Thân mà về ngôi vị cũ, vì chư vị đó từ Thiên Đình xuống, gốc la Tiên, Bồ Tát, Phật, còn ai xin keo mà Đức Thượng Đế không cho là Hóa Căn, là kiếp thú mới tiến hóa lên làm người, tuy thông minh tài giỏi, nhưng chưa biết tu TÁNH, còn hung dữ, thích ăn mặn, ham dâm dục, thích có quyền hành, thích làm chức lớn như Tăng Thống,, Thống Chưởng, Vua của Tôn giáo...thích vào  độc đảng và đa số theo duy vật, không tin gì cả. Họ vào các Đàn Chiếu Minh để hại Đạo kiểm soát Đạo, chỉ huy Đạo, huấn luyện những tu sĩ trở thành chức sắc quốc doanh, tu giả chứ không tu luyện theo Đại Đạo đâu!

Đàn Bửu Liên Đăng tại Bad Aibling Tây Đức.Trang Web Phục Vụ Nhơn Sanh Miễn Phí. do Hà Phước Thảo thực hiện
Anh Nhi

Anh Nhi: Lúc ngọc dịch hoàn đan (luyện tinh hóa khí), đan ấy mới thành hình gọi là anh nhi (trẻ sơ sinh); do vì  từ nơi không mà sinh ra có, khi công phu tiểu chu thiên (luyện đan) hoàn tất mới thấy được.  Tổ Hải Thiềm nói:"Sau khi luyện đan hoàn tất, sinh một anh nhi tại hạ điền".

Âm dương:  nơi trời là Nhật Nguyệt, nơi Đất là Thủy Hỏa, nơi người là nam, nữ, nơi thân là tim, thận, nơi phương hướng là đông nam tây bắc, nơi quẻ hào là Càn Khôn Khảm Ly, nơi thời gian là tí ngọ, nơi hư không là gió mây, nơi vật chất hay vật lý loài là diên hống, long hổ.  Vũ trụ vạn vật đều có âm dương: luyện đan cũng thế, không có âm dương đâu thể thành đan, không thể thành đan mà muốn thành chân nhân là việc khó có! Cổ tiên nói: "Nhất âm nhất dương gọi là đạo, chẳng biết âm dương thì dù bận rộn cũng không mang lại kết quả gì"  , Lữ Tổ  nói: "Hai thứ âm dương ẩn trong vi, chỉ kẻ ngu si chẳng tự tri, cho rằng thật sự là nam nữ, quả quyết không nhận là khảm ly".  Tổ Tam Phong nói: "Âm dương nam nữ cùng giao phối, cháu cháu con con đời đời truyền, thuận là phàm, nghịch là Tiên, chỉ tại nhân gian còn đảo điên". Lại nói: "Miên mật điều hòa sự hô hấp, nhất âm nhất dương nấu trong lò".
Âm dương động tĩnh: Dương trong âm lấy động làm chủ, cho nên trong lúc lấy cung khảm để rình động.  Âm trong dương lấy tĩnh làm chủ, cho nên sau khi bổ sung cung ly để dưỡng tĩnh.  Đạo tạng nói:"Động là nền tảng của tĩnh, động chẳng là tâm ý mà là khí đan điền động".  Lữ Tổ ghi:"Động tức là thi công, tĩnh tức là ngủ".  Tiên Tông ghi:"Động thuộc dương, tĩnh thuộc âm, dương tột thì âm tĩnh, âm tột thì dương động"


 An  lô lập đỉnh

An  lô lập đỉnh: "dựng lò đặt bếp".  Thân phải thẳng, ngồi phải yên, vững như Thái Sơn  là bên ngoài vững vàng như Lô Đỉnh. Lấy thần chế ngự khí được bên trong vững vàng như lò đỉnh (lò, lư hương).  Thái Thanh  Tu Đan quyết ghi:  "thân vững vàng như lô đỉnh, âm dương khó lường gọi là thần"
An Tâm: Danh từ Nội Đan Đạo giáo.  Tọa Vong Luận ghi " Tâm không đuổi theo cảnh bên ngoài. Tâm an nhiên mà trống rỗng (hư) thì đạo tự  đến".  Chỉ trạng thái thu gom tình cảm, tập trung ý nghĩ vào bên trong (nội cảnh), điềm đạm vô vi.
An Thần: Thuật ngữ Nội Đan đạo giáo. Trọng Trường Thống truyện ghi: "An thần khuê phòng, tư Lão Tử chỉ truyền hư, hô hấp tinh hòa, cầu chỉ nhân chi phảng phất". Tức là thu liễm thần chí, tập trung tinh thần, vô dục vô niệm, ninh tĩnh tâm tư.

Thai viên

Thai viên:  Ngũ chân nhân đan đạo cứu thiên ghi: "Trước mấy tháng cả 2 khí đều không có, thực mạch lưỡng tuyệt, đã có triệu chứng rõ ràng.  Vì thế cô luận trong 10 tháng hay ngoài cửa ải 10 tháng, chỉ có một ý mảy may hôn trầm còn sót lại, có một mảy may ý nghĩ  tán loạn, thần chưa thuần dương, tất phải giữ cho đến sạch hết hôn trầm, không còn tán loạn nữa mới là thai thuần dương quả mãn, đã đi vào cõi thần tiên".  Tức là âm tận dương thuần, thai viên đan thành.
Thánh thai:  Là chân thần, chân khí.  Thai kết hợp mười tháng thai tròn đủ, mới xuất thai gọi là anh nhi.  Ba năm bú mớm công phu hoàn mãn gọi là Thiên Tiên.  Chín năm ngó vách hoàn hư hợp đạo gọi là kim tiên.  Trần Hư Bạch nói: "Hơi thở vãng lai không gián đoạn, thánh thai thành tựu hợp nguyên sơ"

Nam Bất khoan y, Nữ Bất Giải Đái

  Nam bất khoan y, nữ bất giải đái : "Nam chẳng cởi áo, nữ chẳng tháo dây lưng".  Đây là ngưng thần nhập khí huyệt,  là công phu phối hợp thần khí hòa với nhau, giống như cách thức của nam nữ, chẳng cần cởi áo, tháo dây lưng, đi đứng nằm ngồi đều có thể thi công. Huyền cơ trực giảng của Tổ Trương Tam Phong ghi: "Chỗ  gọi là nam không cởi áo, nữ  chẳng tháo dây lưng  đều gọi là ngưng thần tụ khí mà thôi, còn như thế gian có việc sử dụng nữ đỉnh thì tuyệt đối thể có lý này"
  Hoàng Đạo:  Ngộ Chân Thiên ghi: "Kìa những bậc luyện Kim dịch hoàn đan, khó gặp mà dễ thành, cần phải tu sâu  đạo âm dương, thông tỏ lẽ tạo hóa, thì mới có thể siêu vượt 2 khí ở chỗ Hoàng Đạo, hội họp ba Tính ở nơi Nguyên Quan".  Có 3 còn đường vận hành của dược vật trong cơ thể, Hắc đạo Hồng Đạo, tuần hoàn theo 2 mạch nhâm đốc, từ Hội Âm tới thằng Nê Hòan là Hoàng Đạo, do Ý thổ trung ương làm chủ. (langtu chú: Hoàng Đạo chính là trục Tí Ngọ nằm giữa cơ thể (không phải xương sống), trục này đi qua trung ương là Huỳnh Đình)
Tính mệnh song tu: "Tính" chỉ tính công, tức công pháp lấy luyện thần làm chính.  "Mệnh" chỉ mệnh công, tức chỉ công pháp lấy luyện tinh khí làm chính. Tính mệnh song chỉ tính và mệnh đc tu luyện đồng thời, đó là phép tu Thượng thừa.  Tính Mệnh Khuê Chỉ ghi:  "Thần Khí tuy có 2 tác dụng, nhưng tính mệnh phải song tu... Tính mệnh song tu gọi là phép Thượng Thừa cao nhất, gọi là Kim Tiên"
Tính mệnh Nhị Khiếu: Tính khiếu ở trong thóp trên đầu con người, trước có minh đường, sau có ngọc chẩm.  Mệnh Khiếu bắt đầu từ cuống rốn  nối liền với cuống rốn mẹ, đến khi xuất thai, cắt đi cuống  rốn, một điểm tinh khí ghé nơi khí huyệt phía trước đối rốn,  phía sau đối thận.  Tính khiếu ngoài là tín môn (thóp), trong là nê hoàn.  Mệnh khiếu ngoài là rốn, trong là khí huyệt.  Tổ Tử Dương nói: "Dược vật sinh nơi huyền khiếu, hỏa hậu phát ở dương lô"

Đề Hồ
Đề Hồ: Lúc luyện tinh hóa khí, trong giai đoạn công phu chuyển tiểu chu thiên, tinh vẫn chưa hóa hết thành khí, khí quá trùng lâu xuống rán cung cảm thấy ngọt ngào mát mẻ như cam lộ chảy xuống, vật này gọi là đề hồ.  Thí dụ như sữa bò chế luyện thành lạc, lạc lại được tái chế thành tô, tô lại được tái chế thành đề hồ. Tào tiên cô nói: " Một vị đề hồ như nước cam lộ, trừ đượcc đói khát thấy chân tố" . Vô Căn thụ nói: "Huỳnh bà khuyên uống rượu đề hồ, mỗi ngày hớn hở say một phen"
Xuất thần: mười tháng công phu viên mãn, lúc tâm tức định một lượt, một khi thấy hoa trời rơi loạn xạ , liền có thể xuất thần ra khỏi đỉnh đầu đây là siêu thoát thân phàm.  Nhưng công hạnh  mỗi ngừoi khác nhau thì cảnh tượng xuất thần cũng  khác biệt, có người xuất thần từ bảo tháp, có người xuất thần từ hồng lâu, có người xuất thần khi xem trăng, có người xuất thần lúc đối cảnh, v.v.... Chung tổ nói: "Sấm sét thiên quan quỉ thần kinh, lật ngã vũ trụ tuyết trắng bay"

Khẩu Quyết

Khẩu Quyết: Đan đạo chí quí, của báu của trời, cho nên đan kinh muôn quyển không cho để lộ chân cơ, từ xưa thần tiên đều dùng miệng truyền nhau bí quyết, không cho truyền trên văn tự.  Từ khi Tử Dương chân nhân truyền bí quyết cho ba kẻ xấu, bị trời khiển trách thì các bậc cao nhân truyền đạo tuyển chọn đồ đệ rất khiêm khắc.  Hứa Tổ nói: " Thầy ngâm kinh đạo đức để trò ngộ, đan kinh phải do khẩu truyền nhau".  Ngộ Chân ghi:"Muốn biết khẩu quyết thông huyền xứ, phải cùng thân tiên chín chắn bàn"
Khí Huyệt: Ở sau rốn trước lưng, trên thận dưới tim, là trung tâm của 2 mạch động tĩnh, nó chia ra 2 mạch hợp thành một ống, duới thông trung tâm của tiểu tràng do bốn lớp màng mỡ đều dính liền với tiểu tràng.  Lớp đầu là huỳnh đình, lớp kế là kim đỉnh, lớp thứ ba là khí huyệt, lớp thứ tư là quan nguyên. Huyết dịch đến kim đỉnh liền biến thành màu trắng gọi là âm tinh.  Từ trung tâm tĩnh mạch chia ra một ống nhỏ, gọi là nhâm mạch, còn gọi là xuân huyền, đi thẳng vào ngoại thận trong hòn dái; âm tinh đi qua hòn dái tức là chứa tinh trùng,trong tinh trùng hàm chứa khí gọi là tổ khí, laị đi vào túi tinh ở 2 bên dứoi bàng quang.  Tuy nói rằng chờ thời cơ mà động, thật sự thì bị lửa trong sinh tử phát ra thúc giục vào dương quan, gọi là  hỏa bức kim hành. Chỉ cần biện được sự đục trong của nó thì sinh người hay sinh Tiên hòan toàn do sự thuận nghịch lúc này. Huyệt huyền quan này chưa mở, không thể thấy được,chỉ có thần còn giữ nó khả dĩ cổ động nguyên dương quay trở lại trong huyệt. Nếu mất điều hòa thì dương tự hưng thịnh mà  tiết ra bậy bạ.  Đoạn này do Thiên Phong lão nhân thuật lại, là phát minh mới, nói pháp ko giống mọi người nên ghi lại để làm bằng chứng tham khảo
  Huyền tẫn: chì huyệt chính giữa cơ thể.  Phùng thì cẩm nang ghi:" Một huyệt giữa thân, tên là Huyền Tẩn, thụ khí để sinh, thực là Phủ thần, là nơi tam nguyên tích tụ, tinh- thần- hồn- phách đều họp ở huyệt này.  Đó chính là gốc của Kim Đan trở về, là nơi thần tiên ngưng kết thánh thai".  Vị trí của nó đúng ở dứoi Càn, trên Khôn, phía Tây của Chấn, phía đông của Đoài, ở chỗ Khảm LY giao hợp, là chỗ chính giữa thân thể, chẳng dựa vào hình mà lập, suy thể đạo mà sinh, dường có dường không, như còn như mất, ở chỗ  chính trung mà thôi.
  Khiếu Trung Khiếu:Trong thân có 84.000 lỗ chân lông,  khí quản 384 sợi đều thông 8 mạch, lại do 8 mạch tập hợp lại thành một khiếu, khiếu này không hình không bóng, chợt ẩn chợt hiện gọi là cơ quan huyền diệu, Vì vị trí của nó ở trong mười phương hư vô, nên gọi là khiếu của hư vô.  Vì khi nó phát động có khiếu, không phát động thì không được gì cả nên gọi là một khiếu huyền quan. Vì nó ở tại đan điền mà đan điền đã là một khiếu, nếu khi đan điền phát động lại hiện thêm một khiếu nữa, đây là khiếu trong khiếu.  Cổ Tiên nói: " Trước khi sinh hỗn độn, hỗn độn đã có sẵn, trong ấy không cho truyền tin tức, mở toang trong khiếu khiếu trung khiếu, giẫm nát hư không thiên ngoại thiên"

Nhật Nguyệt Hữu Số

Nhật nguyệt hữu số:  Nhật là số 16, có 5760 ngày, vì mặt trời thường tròn,  như Mặt trăng từ giờ Tý ngày 1 đến ngày 16, có 96 dương thời hợp với 5.750 thù, ánh sáng đầy đủ, cho nên con trai tuổi 16 dương tinh đầy tràn là thời kỳ dương trưởng âm tiêu.  Sau đấy thời kỳ dưong tiêu âm trưởng nhắm lúc 48 tuổi, 16 tuổi cộng với 48 tuổi là 64 tuổi.  Đàn ông đến 64 tuổi là âm tột, âm tột lại có chút dương sinh bên ngoài, như quẻ cấn hậu thiên số 8, âm tiêu dương trưởng. Đàn ông 80 tuổi tuy dương tinh hậu thiên không còn nhiều mà cũng sinh con và có thể hoàn đan. Nguyệt số là 14, có 5.040 ngày, vì mặt trăng không tròn mãi, có khi khuyết khi đầy. Cho nên con gái 14 tuổi âm huyết thịnh mà thiên quí thông là thời kỳ âm trưởng dương tiêu, đến lúc 35 tuổi là âm tiêu dương trưởng, 14 tuổi cộng với 35 tuổi là 49 tuổi là thời kì dương tột của phụ nữ, như quẻ đoài hậu thiên số 7 dương tiêu âm trưởng. Đàn bà 63 tuổi tuy âm huyết hậu thiên không đủ song vẫn có thể dưỡng dục và có thể thái âm luyện hình. Âm phù ghi:"Nhật nguyệt có số, lớn nhỏ xác định"
 Minh nguyệt: Lúc nhật nguyệt đối nhau, ánh sáng tròn đầy âm khí mất sạch cho nên gọi là Minh nguyệt. Khưu Tổ nói: " trừ hết tà dục được mát mẻ, thích đứng  nguyêt đài thưởng thức minh nguyệt"

Bàng Môn Tà Đạo:

Bàng môn tà đạo: Bàng môn là pháp đồng mà công không đồng, vì bàng môn đi theo con đường khác nên chưa thể thành chính quả mà chỉ thành tiểu quả, cho nên bàng môn dễ gặp mà khó thành, còn đại đạo khó gặp mà dễ thành, lại chẳng biết kim đan đại đạo rất giản dị, tuy kẻ tiểu nhân ngu muội biết được mà thực hành theo thì cũng bước lên đất Thánh, thì làm sao thế nhân không biết Kim Đan Đại Đạo!  Ngẫu nhiên được tiểu thuật có công pháp làm hết bệnh bèn cho rằng đó là diệu pháp duy nhất, chân truyền không hai, rồi làm thầy lập giáo, thu đệ tử truyền pháp nhưng không thưa hỏi, dối mình gạt người.  Thiên sai vạn biệt này không thể nói ra hết.  Tà đạo với bàng môn cũng không giống nhau, bởi bàng môn vẫn gần Đại Đạo, công phu của họ chưa được chỉ dạy nên theo đường bên trái mà đi, rốt ráo không thể siêu phàm nhập thánh.  Tà đạo dùng thái chiến gạt người, đem phòng thuật để dỗ dẫn dụ, hại ngừoi lợi mình, mục đích là thu gom tiền của người khác.  Còn một loại thần tác quái, làm người nghe kinh hãi, lời nói yêu ma mê hoặc mọi nguời, không sao kể siết.. Thiên cốc thần ghi:"Bàng môn nhiều kĩ xảo đều ko tránh khỏi vô thường".  Ngộ Chân ghi: " Ko biết chân diên chánh tổ tông, mọi loại tác dụng đểu uổng công".
  Ngoại đạo:  Có 4 loại: " Động, tĩnh, thuật, lưu".  Động như kéo cung đạp nỏ, xoa rốn chuyển khí, lắc đầu lay mình, là loại người dẫn dắt uống ăn, muốn thành đạo như mò trăng dưới nước.  Tĩnh, như dừng lương thực trốn trong hang, thanh tịnh vô vi, tham thiền tĩnh tọa, ăn chay cấm khẩu, là loại ngừoi nhập định tọa quan, muốn thành đạo giống như đất trong lò chưa từng nung lửa làm sao bền đưôc? Thuật,  như thỉnh tiên cầm chuông, vẽ bùa trị bệnh, kêu mưa gọi gió, là lọai ngừoi viên quan thỉnh thần, muốn thành đạo giống như cảnh hiện trong gương toàn hư giả. Nho gia, Thích gia, Đạo gia giảng kinh thuyết pháp, thầy bói thầy tướng  đi khắp bốn phương, xem kinh niệm Phật, lên chùa lễ Phật dâng hương, đều giống như trong vách nhà đặt cây cột, há có thể đắc đạo được ư? Liễu Mệnh Thiên ghi: " Trong thân đều là thuốc sống lâu, tức cười kẻ ngu hứong ngoại tìm"[/b]
  Kiên tâm lập chí: tu luyện cần phải kiên tâm khổ chí mới có thể thành tựu, như ngày xưa Khưu Tổ gặp cả trăm nạn nơi Trùng Dương Lão Tổ mà lòng không thối chuyển.  Tổ Tam Phong vì đạo quên mình, áo rách giày hư mà không bận tâm đến.  Bạch Ngọc Thiềm tổ bị Hoành Nghich chửi mắng mà vẫn vui vẻ không so đo. Đàm Trường Chân Tổ bị người đánh đập mà chẳng đánh lại. Xao Hào Ca ghi:"Kiên tâm lập chí hai ba năm. trăm ngày muôn kiếp thọ vô cương"